Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

SURFACTANT - CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT

Chất hoạt hóa bề mặt (tiếng Anh: Surfactant, Surface active agent) đó là một loại hóa chất mà phân tử của nó gồm hai thành phần: một đầu phân cực (ưa nước) và một đuôi không phân cực (kị nước).
+ Đặc điểm:
Chất hoạt hóa bề mặt được dùng để làm giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng. Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chất hoạt hóa bề mặt có xu hướng tạo đám (micelle, còn được dịch là mixen), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn. 
Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ chụm đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình cầu (0 chiều), hình trụ (1 chiều), màng (2 chiều). Tính ưa, kị nước của một chất hoạt hóa bề mặt được đặc trưng bởi một thông số là độ cân bằng ưa kị nước (tiếng Anh: Hydrophilic Lipophilic Balance-HLB), giá trị này có thể từ 0 đến 40. HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hòa tan trong nước, HLB càng thấp thì hóa chất càng dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu.
+Phân loại:

Tùy theo tính chất mà chất hoạt hóa bề mặt được phân theo các loại khác nhau. Nếu xem theo tính chất điện của đầu phân cực của phân tử chất hoạt hóa bề mặt thì có thể phân chúng thành các loại sau:

**Chất hoạt hóa ion (tiếng Anh: ionic): khi bị phân cực thì đầu phân cực bị ion hóa.

**.Chất hoạt hóa dương: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện dương, ví dụ: Cetyl trimêtylamôni brômua (CTAB).

**Chất hoạt hóa âm: khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện âm, ví dụ: bột giặt, axít béo.

**Chất hoạt hóa phi ion (tiếng Anh: non-ionnic): đầu phân cực không bị ion hóa, ví dụ: Ankyl poly(êtylen ôxít).

**Chất hoạt hóa lưỡng cực (tiếng Anh: zwitterionic): khi bị phân cực thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc mang điện dương tùy vào pH của dung môi, ví dụ: Dodecyl đimêtylamin ôxít.

****Ứng dụng: Chất hoạt hóa bề mặt ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ứng dụng phổ biến nhất là bột giặt, sơn, dầu khí...

CHẤT TẨY SƠN

Dung môi tẩy sơn cơ bản hay chất cạo sơn là những dung môi dùng để cạo bỏ lớp sơn cũ. Chúng không phải là một hóa chất duy nhất mà là sự trộn lẫn của nhiều chất khác nhau, mỗi chất có một tác dụng riêng. Các thành phần hoạt hóa thường là một chất được gọi là metylen clorua. 
Một số sản pẩm có chứa các thành phần hoạt hóa khác với metylen clorua, nhưng chúng không hiệu quả lắm trong việc ăn mòn, làm giộp và gây tróc lớp sơn cũ.
Một số hóa chất khác trong chất tẩy sơn có tác dụng tăng nhanh quá trình làm bong, và làm chậm quá trình bay hơi của dung môi, và đóng vai trò như một tác nhân làm giày dung môi (giữ cho dung môi bay hơi chậm hơn).

Chất tẩy sơn tiêu biểu có hai loại, dạng lỏng và dạng nhũ tương. Nhìn chung thì dạng lỏng sẽ tẩy nhanh hơn. Dạng nhũ tương thì tẩy sạch hơn vì nó không bị nhỏ giọt và bám dính lâu hơn, nhất là trên những vật hình trụ hay khi làm việc với bề mặt thẳng đứng.

Thật khó để nói rằng bất cứ một chất hay hỗn hợp các chất có khả năng bám dính cao dùng để bóc lớp sơn cũ, nên phải được lựa chọn cẩn thận. Những dung môi hòa tan cơ bản sẽ tẩy nhanh hơn và không có tác dụng xấu lên bề mặt của gỗ, nhưng chúng có thể có hại đến sức khỏe con người vì vậy nên đọc kỹ hướng dẩn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng.

Về cơ bản thì có một số điểm lưu ý về an toàn khi sử dụng chất tẩy sơn nhưng không thể thay thế được bản hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng sản phẩm, điều quan trọng là bạn phải đọc lưu ý được in trên nhãn của mỗi sản phẩm.

Hóa chất và các sản phẩm phục vụ đời sống - Một cách nhìn khác

Chúng ta thường nghĩ rằng hoá chất rất độc hại và không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với hoá chất. Thế nhưng, cũng cần biết rằng hoá chất cực kỳ hữu dụng và có thể nói, trong thời đại ngày nay, con người không thể sống mà không sử dụng hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất. Bài viết này hy vọng sẽ giúp cho người đọc hiểu biết thêm cũng như có một cái nhìn khách quan hơn về hoá chất và cách sử dụng chúng.

Hoá chất có an toàn hay không?

Mọi người thường hiểu “hoá chất” là những sản phẩm làm ra từ các ngành công nghiệp. Thật ra, tất cả đều là “hoá chất”, từ cây cỏ, động vật, đến nước, không khí, muối, tiêu, xăng dầu, nhựa, các sinh tố, thuốc men, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhà cửa, nước hoa, kim loại, sơn…Do đó, dù từ thiên nhiên hoặc tổng hợp từ công nghiệp, tất cả đều là “hoá chất” và phải tuân thủ các luật lệ về hoá chất.

Đối với hoá chất, thay vì hiểu “an toàn” hay “không an toàn”, nên có khái niệm “nguy cơ”, nghĩa là khả năng xảy ra nguy hiểm hay độc hại trong từng trường hợp cụ thể.
Một số các hoá chất có khả năng gây nguy cơ cao ở cả các điều kiện thông thường, hoặc ở những nồng độ rất nhỏ cũng có thể gây hại, sẽ được cân nhắc trong danh sách “hoá chấtcấm sử dụng”., hoặc chỉ được sử dụng ở dưới nồng độ cho phép nào đó. Mỗi nước, kể cả Việt nam, đều có danh sách này và các doanh nghiệp phải triệt để tuân thủ. May mắn cho chúng ta là các hoá chất đó không nhiều. Đa số các hoá chất khác chỉ có hại nếu vượt qua một nồng độ nào đó, hoặc trong một số điều kiện nào đó. Các cơ quan chức năng với các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu và ban hành những luật lệ để kiểm soát hoá chất và sử dụng chúng mà không bị nguy hiểm, độc hại cho sức khoẻ.

Nguy cơ và lợi ích

Do đó, không nên máy móc cho rằng hoá chất là có hại và không nên sử dụng chúng.
Thí dụ, ai cũng biết xăng dầu có hại cho sức khoẻ (nếu sử dụng không đúng cách) nhưng lợi ích từ xăng dầu thì không ai có thể phủ nhận, và xăng dầu được sử dụng trong rất nhiều lãnh vực. Thuốc men cũng vậy, ngoài ra còn vô vàn các sản phẩm khác được phát minh ra để phục vụ đời sống, làm cho cuộc sống thoải mái, tốt đẹp hơn. Nước hoa, hoặc hương thơm của các sản phẩm mỹ phẩm, ngay cả các sản phẩm tẩy rửa, chăm sóc nhà cửa…đều tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống, làm nhẹ đi sự nặng nhọc trong các công việc hàng ngày, không nên vì một số những lo ngại hoặc cảnh báo không căn cứ mà không sử dụng.
Gần đây, có một số thông tin nói về hoá chất được sử dụng trong nước xả làm mềm vải khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, thậm chí một số ngưng sử dụng sản phẩm này. Như vậy, người tiêu dùng đã từ chối những lợi ích rõ rệt mà nước xả làm mềm vải mang lại như làm quần áo mềm mại, hương thơm dễ chịu, chống tĩnh điện, giúp dễ ủi quần áo… khiến chúng ta thoải mái hàng ngày chỉ vì những thông tin không đầy đủ. Chưa kể là, những thông tin này còn gây cho người tiêu dùng nỗi lo ngại về sử dụng hoá chất, hương liệu nói chung trong rất nhiều các sản phẩm hoá mỹ phẩm an toàn được phép lưu hành mà chúng ta đã và đang sử dụng trong đời sống hàng ngày.
 
Lời khuyên cho người tiêu dùng
 
Về góc độ người tiêu dùng, điều quan trọng là phải lựa chọn đúng đắn các sản phẩm để sử dụng, và sử dụng đúng như cách thức đã được chỉ dẫn.
Nên chọn các sản phẩm từ các nhà sản xuất lớn, có uy tín, các tập đoàn toàn cầu, vì các nhà sản xuất này có đủ điều kiện vật chất, cũng như đội ngũ các chuyên gia để nghiên cứu, thiết lập nên công thức của sản phẩm, và đánh giá công thức này vừa tính năng công dụng, vừa độ an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, khi đưa vào sản xuất, cũng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu tốt, qui trình sản xuất đúng tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng cho đến khâu phân phối sản phẩm. Để bảo vệ uy tín của mình, các nhà sản xuất lớn thường tuân thủ nghiêm chỉnh các luật lệ đã được đề ra, cũng như có thông tin rõ ràng, có bộ phận tư vấn, chăm sóc khách hàng và có trách nhiệm cao đối với sản phẩm của mình. Sản phẩm cũng được đăng ký chất lượng và kiểm soát bởi các cơ quan chức năng.

Epoxy

Composite là một loại vật liệu được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong 10 năm trở lại đây. Do những đặc tính ưu việt của chúng mà ngày nay người ta sử dụng vào hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Composite được chia thành nhiều nhóm loại khác nhau, tuỳ thuộc vào chất phụ gia tăng cường. Nhưng Composite được tăng cường bằng cốt sợi là có ý nghĩa về mặt kinh tế và có tính kỹ thuật cao
Ngày nay vật liệu Composite đã trở nên phổ biến trong đời sống bởi những tính năng tuyệt vời của chúng đã được khai thác và những tính năng mới đang được khai thác ( như là mảnh đất màu mỡ của các nhà khoa học nghiên cứu và chết tạo) .Bởi người ta dễ dàng pha trộn nó với một vài vật liệu đặc biệt và tạo được ra những vật liệu mới có đầy đủ các tính năng mong muốn.
Chúng ta cũng đã biết đến Cao su từ vài thập kỷ trước, ngày nay cao su đã không thể thiếu trong đời sống. Nhưng sở dĩ cao su được ứng dụng rộng rãi như vậy là bởi vì tác dụng của lưu huỳnh đối với cao su thô là rất quan trọng. Lúc đầu cao su thô có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất quý giá của hợp chất cao phân tử (mạch dài). Lưu huỳnh có tác dụng nối mạch các phân tử cao su thô thành các mạch dài dạng lưới khiến cao su lưu hoá có các tính chất, phẩm chất  mà cao su thô không thể có. Ngày nay để cao su được ứng dụng rộng rãi như săm, lốp …ngoài ra  người ta còn bổ sung vào quá trình lưu hóa đó những hợp kim đặc biệt, hoặc tạo các nền, cốt lõi đặc biệt để cho cao su có được độ dẻo dai, độ bền, độ đàn hồi cơ tính theo mong muốn. Chất Epoxy mà chúng ta đề cập đến ở đây cũng vậy.
Tác dụng của chất đóng rắn đối với epoxy nguyên sinh cũng tương tự như tác dụng của lưu huỳnh với cao su thô vậy. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không có được những tính chất quý giá của hợp chất cao phân tử. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các tính chất mà epoxy nguyên sinh không thể có. Xét về bản chất hoá học, các nhóm chức epoxy không thể tự kết nối với nhau nên epoxy phải có chất đóng rắn.
Nhựa epoxy là loại nhựa có nhiều ưu điểm tốt như độ bám dính cao trên bề mặt kim loại, có tính ổn định hoá học, bền hoá chất. Việc sử dụng nhựa epoxy trên nền cốt sợi thuỷ tinh làm tăng tính bền cơ lên đáng kể và rất thích hợp để chế tạo lớp bọc lót bảo vệ thiết bị chống ăn mòn hoá chất. Ngoài ra  Epoxy chính vì rất dễ thêm chất phụ gia để cải thiện chức năng cơ tính, cho nên ngày nay có rất nhiều chất epoxy khác nhau và chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực trong đời sống. Như sơn epoxy, nhựa epoxy, tấm lợp, gạch, keo,…
Công nghệ sử dụng epoxy trong đóng thuyền rất là phổ biến trên thế giới đã tạo ra một phương thức mới hoàn toàn mới mẻ và tiết kiệm. Epoxy đã trở thành một lớp màng bảo quản đối với mọi bề mặt vật liệu, từ: xi măng đến sắt gỗ, nhựa..đều có thể dùng epoxy để bảo vệ. Và bởi vì đặc tính ưu điểm vượt trội mà người ta tìm thấy được từ epoxy là: độ bám dính cao với tất cả bề mặt, khi bổ sung các nguyên tố hợp kim thì epoxy là loại keo hai thành phần: thành phần epoxy có khả năng liên kết cao và thành phần hóa rắn có bổ sung các hợp kim đặc biệt và gốm, một số vật liệu còn bổ sung các cốt sợi đặc biệt ... Có thể nói keo epoxy dùng trong công nghệ đóng thuyền là một điều tuyệt vời, một sự mầu nhiệm. Loại keo này có thể thấm sâu, có thể cán mỏng và che phủ bề mặt của gỗ không cho không khí và hơi ẩm bất kỳ một cơ hội nào. Điều đó cũng có nghĩa là gỗ sẽ không có mối, mọt, và không bị mục, bởi vì không khí và nước – hai tác nhân chính làm cho gỗ mục đã bị chặn đứng. Epoxy còn tuyệt vời ở chổ, chúng ta có thể dùng nó với sợi thủy tinh, sợi basalt, và sợi carbon. Với sợi thủy tinh, ta có thể bọc vỏ thuyền, boong thuyền còn với sợi basalt và sợi carbon, ta có thể bọc những nơi chịu lực mạnh như cột buồm, bánh lái, trụ cột dây …Ngay cả đối với thuyền và tàu thủy vỏ sắt và vỏ nhôm, người ta cũng bọc chúng bằng Epoxy để chống sét và chống ăn mòn. Sau khi bọc vỏ thuyền bằng keo Epoxy, người ta phủ lên một lớp sơn lót Epoxy, rồi kết thúc bằng những loại sơn bóng giống như loại sơn Epoxy dùng cho xe hơi, và kết quả sẽ là một con thuyền với bề mặt bóng loáng như một chiếc xe hơi thật sự.

Đại cương về công nghệ in

In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản. Trong bài viết này Trang tin vật liệu sẽ giới thiệu đến quý độc giả một số khái niệm cơ bản về kỹ thuật in.

1. In typo:
Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày hôm nay là Việt Nam với công nghệ in trên ... tường hay còn gọi là công nghệ in "KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng.Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tămbông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ).Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc hại). Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng... vẫn còn được sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam được cải tiến thành máy bế đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.

2. In flexo:
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhựa phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các loại nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.

3. In ống đồng:
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.Khuôn in ống đồng có dạng trục kim
loại, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in ống crôm chứ không phải in ống đồng.
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên…

4. In lụa:
In lụa là phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in, người ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới áp lực của dao gạt, mực sẽ xuyên qua các ô lưới và truyền (dính lên) bề mặt vật liệu bên dưới, tạo nên hình ảnh in.

5. In offset:
Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế. Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".
In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khỏang 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là lọai mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà... tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.
Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Methyl ethyl ketone MEK


METHYL ETHYL KETONE

       CTPT: CH3COC2H5
      Tên khác : MEK
1.Mô tả
MEK  là một chất lỏng trong suốt, không màu, bay hơi, có mùi khá mạnh. Nó có khả năng hòa tan tốt nhựa vinyl, nhựa tổng hợp, cellulose acetate, nitrocellulose và nhiều loại cao su
2.Ứng dụng :
a. Sản xuất sơn và nhựa
MEK là một dung môi hòa tan tốt cho vinyl copolymer, acrylics, nitrocellulose, các nhựa tự nhiên, nhựa tổng hợp và cao su. Nó cũng được dùng cho sơn có chất rắn cao, độ nhớt thấp và mau khô
b.Dung môi tẩy dẫu mỡ và chất tẩy
MEK là chất tẩy rất tốt, nó có thể tẩy đi tất cả dầu mỡ. Nó cũng được dùng làm dung môi tẩy cho nhiều nhà máy công nghiệp.
c.Keo dán
MEK có tốc độ bay hơi nhanh, khả năng hòa tan mạnh nhiều loại polymers và nhựa có trong keo dán.
d. Mực in
MEK có khả năng hòa tan tốt nên được dùng trong mực in, đặc biệt dùng trong mực in màng plastic và bao bì
Ngoài ra MEK được dùng rộng rãi trong sản xuất da tổng hợp, dầu nhờn,