Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Xà phòng

Xà phòng là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hang ngày của chúng ta. Do đâu chúng ta phải cần đến xà phòng mà không thể chỉ dùng nước để rửa tay, tắm giặt, rửa bát đĩa… Hãy cùng tìm hiểu thêm về hợp chất kỳ diệu này.
Tại sao xà phòng loại bỏ được vết bẩn mà nước không loại bỏ được?
Chúng ta thường dùng nước để rửa tay hay giặt quần áo. Nước có tác dụng loại bỏ một số vết bẩn dính trên tay chân hoặc quần áo. Nếu những vết bẩn này tan trong nước, nước sẽ cuốn đi những chất bẩn và tay chân hoặc quần áo bạn sẽ trở nên sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu chứa chất béo, vết bẩn sẽ không tan trong nước. Khi đó, nước sẽ không thể rửa sạch những vết bẩn trên tay chân hoặc quần áo bạn.
Xà phòng là một hợp chất thần kỳ có thể tẩy rửa những chất bẩn chứa dầu mỡ bởi nó được cấu tạo từ những phân tử đặc biệt. Mỗi phân tử này có hai đầu hoàn toàn khác biệt.
Một đầu phân tử rất ưa nước, nó tan trong nước và dính chặt vào các phân tử nước. Đầu phân tử này được gọi là đầu ‘hút nước’.
Đầu còn lại của phân tử ưa mỡ và chất béo. Nó có thể làm tan mỡ nhưng lại không ưa nước. Đầu phân từ này được gọi là đầu ‘kỵ nước’.
Đầu kỵ nước của phân tử xà phòng gắn chặt với chất béo, nhờ đó hòa tan và tẩy bỏ vết bẩn chứa chất béo trên da hay quần áo. Đầu ưa nước giúp cho cả phân tử sau khi gắn chặt với chất béo có thể hòa tan vào nước.
Như vậy, nhờ cấu trúc đặt biệt của các phân tử đặc biệt trong xà phòng, các vết bẩn chứa chất béo rời khỏi da hoặc quần áo và tan vào nước.
Xà phòng là gì và được sản xuất như thế nào?
Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục. Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược điểm trên để có thể giặt được quẩn áo bằng nước cứng
Có lẽ xà phòng được phát minh một cách tình cờ. Thời xa xưa, có người đó đã muốn tẩy mỡ động vật trên quần áo bằng cách vò quần áo với nước và tro thân cây. Khi thân cây bị đốt cháy, tro của nó chứa nhiều ka-li cac-bo-nát (một loại chất kiềm)
Khoảng 4000 năm trước đây, người dân vùng Tiểu Á đã hòa tro cỏ bồ hòn vào nước để rửa tay. Cũng trong cùng thời kỳ này, người Samaria của thành phố cổ Ur đã sử dụng các dung dịch kiềm cho cùng mục đích trên.
Ngày nay, xà phòng được sản xuất theo ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên được gọi là xà phòng hóa, nghĩa là đơn giản chỉ đun sôi hai thành phần: một loại chất béo và một loại chất kiếm. Chất béo có thể là dầu thực vật như dầu ô-liu hoặc dầu dừa hoặc mỡ động vật như mỡ bò hoặc mỡ dê. Chất kiềm có thể là muối can-xi hoặc muối ka-li. Muối ka-li cac-bo-nat là loại kiềm dễ tìm thấy trong tro cây bị đốt cháy.
Giai đoạn thứ hai là làm khô. Chất rắn trơn được hình thành sau khi nước được đun sôi và bốc hơi.
Giai đoạn cuối cùng là nghiền nhỏ. Giai đoạn này đảm bảo rằng các khối xà phòng đã được sấy khô sẽ được nghiền nhỏ mịn để không tạo cảm giác có sạn. Quy trình này tạo ra loại xà phòng thông thường.
xa_phong
Xà phòng có thể tẩy rửa những chất bẩn chứa dầu mỡ bởi nó được cấu tạo từ những phân tử đặc biệt
Lịch sử xà phòng trong lịch sử
Các sản phẩm giống xà phòng đã được chế ra ở Babylon cổ đại khoảng năm 2800 trước Công nguyên và ở Ai Cập khoảng năm 1550 trước Công nguyên.
Khoảng năm 600 trước Công nguyên, những người đi biển từ đất nước Tây Ban Nha cổ đại đã làm ra loại xà phòng tương tự như xà phòng hiện nay. Họ hòa tro thân cây (giàu ka-li) với mỡ dê và đun sôi. Sau khi nước bốc hơi và phần chất rắn nguội đi, hỗn hợp này trở thành một chất rắn giống như sáp: đó chính là xà phòng.
Họ bán xà phòng cho người Hy Lạp và người La-mã để rửa hoặc giặt giũ. Họ cũng bán loại hàng hóa mới này cho người xứ Gaul làm thuốc nhuận tràng (theo nhà văn người La Mã Pliny the Elder, một người hơi có thành kiến với người xứ Gaul)
Người Celt ở nước Anh thời cổ xưa cũng làm ra xà phòng từ tro thân cây và mỡ động vật. Họ gọi sản phẩm này là ‘saipo’. Đó chính là nguồn gốc của từ ‘soap’ (xà phòng) trong tiếng Anh hiện đại này nay.
Đến năm 300 sau Công nguyên, Zosimos of Panopilos, một nhà hóa học người Ai Cập, đã có thể làm xà phòng rất giỏi và ông đã viết về quy trình nấu xà phòng. Ở Naples vào thế kỷ VI và ở Tây Ban Nha vào thế kỷ VIII đã có phường hội sản xuất xà phòng. Cũng vào thế kỷ VIII, ông Jabir Ibn Hayyan, một trí thức người Ả-rập, đã viết về việc sử dụng xà phòng để tắm rửa.
Như vậy, xà phòng đã được sản xuất từ cách đây hàng ngàn năm và đó là một trong những phát minh tuyệt vời nhất.
Nguồn: Hoahocngaynay/Bayvut

Chất hoạt động bề mặt


1.Đặc điểm
        Chất hoạt động bề mặt là một chất có tác dụng làm giảm sức căng  bề mặt của một chất lỏng, Là chất mà phân tử : một đầu ưa nước và một đuôi kị nước
Chất hoạt động bề mặt được dùng làm giảm sức căng  bề mặt của một chất lỏng bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc của hai chất lỏng.
          Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất Hoạt động bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó. Khi hòa chất hoạt hóa bề mặt và trong một một chất lỏng thì các phân tử cuả chất hoạt hoá có xu hướng tạo đám. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ chụm đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khách nhau như hình cầu, trụ hay màng
         Tính ưa, kị nước của một chất hoạt hóa bề mặt được đặc trưng bởi thông số là độ cân bằng ưa kị nước (HLB), có giá trị từ 0 đến 40.
               HLB càng cao thì hóa chất càng dễ hòa tan trong nước
               HLB càng thấp thì hóa chất càng dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu
             VD : Các chất hoạt động bề mặt truyền thống như Las, les dùng trong lĩnh vực tẩy rửa là các anionic surfactants, chúng đi kèm với tính chất tạo bot do đó gọi là chất tạo bọt
             Chất hoạt động bề mặt ethoxylates- gọi là nonionic surfactants vd : nonyl ethoxylate, octyl ethoxylate … Tùy theo độ HLB ta có  :
HLB : 1-3 phá bọt
HLB : 4-9 nhũ nước trong dầu
HLB : 9-11 wetting agents
HLB : 11-15 nhũ dầu trong nước
HLB > 15 chất khuếch tán

2.
Phân loại
 Tùy theo tính chất mà chất hoạt động bề mặt được phân theo các loại khác nhau. Nếu xem theo tính chất điện của đầu phân cứ của phân tử hoạt động bề mặt thì có thể phân chúng thành các loại sau :
·   Chất hoạt động ion : khi bị phân cực thì đầu phân cực bị ion hóa
§  Chất hoạt động dương : khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện dương
§   Chất hoạt hóa âm : khi bị phân cực thì đầu phân cực mang điện âm
·    Chất hoạt hoá phi ion : đầu phân cực không bị ion hóa
·    Chất hoạt hóa lưỡng cực  : khi bị phân cứ thì đầu phân cực có thể mang điện âm hoặc mang điện dương tùy theo pH của dung môi
3.Ứng dụng :
Chất hoạt động bề mặt ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày . Ứng dụng phổ biến nhất là : bột giặt, sơn, nhuộm…
·     Trong công nghiệp dệt nhuộm: Chất làm mếm cho vải sợi, chất trợ nhuộm
·   Trong công nghiệp thực phẩm : Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp
·   Trong công nghiệp mỹ phẩm : Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt
·   Trong ngành in: Chất trợ ngấm và phân tán mực in
·   Trong nông nghiệp : Chất để gia công thuốc bảo vệ thực vật,
·   Trong xây dựng: Dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tông
·   Trong dầu khí: Chất nhũ hóa dung dịch khoan
·   Trong công nghiệp khoáng sản: Làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt để làm giàu khoáng sản